2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử xã Quảng Nhâm
- 100% tỷ lệ hồ sơ giải quyết Thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp xã.
- 100% tỷ lệ Trang thông tin điện tử cấp xã tuân thủ các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP. - 20% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC.
- 90% tỷ lệ DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử.
- 100% tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.
- 95% tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.
- 95% tỷ lệ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
- 100% hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá
- Sử dụng hệ thống phần mềm dùng chung tích hợp; b) Mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân hướng đến xây dựng đô thị thông minh
- 100% số lượng người dân tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền. - 60% tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC.
- Phối hợp triển khai tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia;
- 70% DVCTT cung cấp mức độ 3.
- 70% DVCTT cung cấp mức độ 4.
- 70% DVCTT mức độ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến (HSTT) trên tổng DVCTT mức độ 3.
- 70% DVCTT mức độ 4 có phát sinh HSTT trên tổng DVCTT mức độ 4.
- Tối thiểu 95% người dân hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 50% TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ Bưu chính công ích (BCCI). c) Mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.
- Kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- 100% hệ thống thông tin trong CQNN được phê duyệt theo cấp độ.
- 100% các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức được cài đặt phần mềm diệt virus tập trung (BKAV Endpoint).
- Kết nối họp trực tuyến với đường truyền dữ liệu tốc độ cao.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022
1. Xây dựng Chính quyền số
a) Ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số, Chính quyền số.
- Triển khai, thực hiện các chủ trương, định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình của huyện về chuyển đổi số, Chính quyền số trên địa bàn xã.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện chuẩn hóa các hệ thống thông tin dùng chung trong cơ quan Nhà nước theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0.
- Triển khai tập huấn đồng bộ liên thông phần mềm dùng chung của tỉnh từ xã đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị: phần mềm quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử công vụ, chữ ký số,… để gửi nhận văn bản trên môi trường mạng đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân
- Thực hiện theo hướng chuẩn hóa theo các quy định mới của Cổng dịch vụ công của quốc gia; Số hóa dữ liệu theo hướng chuẩn hóa lưu trữ điện tử và hồ sơ điện tử.
- Phối hợp, triển khai thực hiện việc chuẩn hóa nền tảng tích hợp các dịch vụ khác vào Cổng dịch vụ công thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức.
- Rà soát dịch vụ công; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như: Dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính… để áp dụng vào thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 3,4.
- Công khai đầy đủ các TTHC sau khi được tỉnh công bố trên trang thông tin điện tử của xã; Công khai việc tra cứu quá trình xử lý hồ sơ và mức độ hài lòng của người dân trên trang thông tin điện tử của xã.
- Triển khai các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng dịch vụ BCCI.
c) Phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng dùng chung: Nâng cấp các trang thiết bị công nghệ mới, nâng cấp các thiết bị, máy móc cho cán bộ, công chức, viên chức và tại Trung tâm Hành chính công xã và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã để phục vụ xử lý công việc hàng ngày và cho người dân được tốt hơn.
- Phối hợp triển khai hệ thống giải pháp Dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp, phân tích và hỗ trợ công cụ dự báo quản lý trên nền tảng dữ 4 liệu lớn.
- Hạ tầng về an toàn thông tin: Phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông tiếp túc triển khai phần mềm diệt virus tập trung (BKAV Endpoint), xây dựng nền tảng và hệ thống quy chuẩn đảm bảo an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số đến năm 2030.
d) Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
- Phối hợp, triển khai đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
- Tham gia bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các cơ quan Nhà nước theo Khung chương trình chuyển đổi số của huyện.
- Tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước trong chuyển đổi số.
- Tham gia tập huấn nâng cao kiến thức về nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo.
2. Xây dựng Xã hội số
- Thực hiện các chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển xã hội số và chuyển đổi số cho người dân.
- Tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số và xã hội số trên các phương tiện thông tin và ở các cấp.